0 - 14,850,000 đ        

Tin học 5

CÂU HỎI MỨC 1:
Câu 1: Máy tính không giúp em làm việc nào dưới đây?
A. Học Tiếng Anh         
B. Nghe nhạc       
C.  Quét nhà         
D. Tìm hiểu lịch sử, địa lý Việt Nam.
Trả lời: C
 
Câu 2: Máy tính không giúp em làm việc nào dưới đây?
A. Xem phim hoạt hình           
B. Trao đổi thông tin với người thân  
C.  Chơi cướp cờ            
D. Khám phá Hệ Mặt Trời.
Trả lời: C
 
Câu 3: Máy tính không giúp em làm việc nào dưới đây?
A. Chơi cờ vua              
B. Đọc truyện cổ tích
C.  Tạo bài trình chiếu             
D. Nấu cơm
Trả lời: D
 
Câu 4: Máy tính không giúp em làm việc nào dưới đây?
A. Tìm hiểu về các vì sao
B. Học trực tuyến
C.  Tạo bài trình chiếu             
D. Đá banh
Trả lời: D
Câu 5: Máy tính không thể giúp em làm việc nào sau đây?
A. Tạo bài soạn thảo về địa danh của quê hương em;
B. Tìm các video hướng dẫn nấu ăn trên Youtube
C.  Trao đổi với bạn về bài tập của cho trên Zalo
D. Lau nhà phụ mẹ
Trả lời: D
 
Câu 6: Phát biểu nào dưới đây là sai:
A. Máy tính có thể giúp em học tập, tìm hiểu thêm lịch sử, văn hóa, thể thao…
B. Máy tính có thể giúp em tham gia các trò chơi vận động.
C.  Máy tính có thể giúp em giải trí như: nghe nhạc, chơi game…
D. Máy tính có thể giúp em giao lưu với bạn bè
Trả lời: B
 
Câu 7: Phát biểu nào dưới đây là sai:
A. Máy tính có thể giúp em tìm hiểu các môn thể thao.
B. Máy tính có thể giúp em làm việc nhà như: rửa chén, nấu cơm, quét nhà…
C.  Máy tính có thể giúp em đọc truyện cổ tích, xem phim hoạt hình.
D. Máy tính có thể giúp em cập nhật tin tức
Trả lời: B
 
Câu 8: Phát biểu nào dưới đây là đúng:
A. Máy tính có thể giúp em tham gia các trò chơi vận động.
B. Máy tính có thể giúp em làm việc nhà như: rửa chén, nấu cơm, quét nhà…
C.  Máy tính có thể giúp em tham quan cùng ba mẹ.
D. Máy tính có thể giúp em tạo ra bài trình chiếu, bản nhạc, phim hoạt hình.
Trả lời: D
 
Câu 9: Trong các đáp án bên dưới, đâu không phải là sản phẩm số được tạo ra khi em sử dụng máy tính?
A. Bài trình chiếu giới thiệu cảnh đẹp Bình Thuận
B. Chương trình trò chơi hứng táo bằng ngôn ngữ lập trình Scratch
C.  Bộ phim hoạt hình
D. Các bài toán trong vở bài tập.
Trả lời: D
 
Câu 10: Trong các đáp án bên dưới, đâu không phải là sản phẩm số được tạo ra khi em sử dụng máy tính?
A. Bài trình chiếu giới thiệu cảnh đẹp Việt Nam
B. Video tuyên truyền măng non của Liên Đội
C.  Bộ phim hoạt hình
D. Bài chính tả của em trong vở.
Trả lời: D
 
Câu 11: Phát biểu nào sau đây là sai:
A. Mỗi ngày chúng ta học trên lớp rất nhiều kiến thức nên không cần thiết phải tìm kiếm thông tin.
B. Để giải quyết vấn đề chúng ta cần thu thập và tìm kiếm thông tin có liên quan một cách đầy đủ và chính xác để đưa ra các quyết định đúng.
C.  Chúng ta có thể tìm kiếm thông tin từ nhiều ngu
ồn khác nhau nhưng phải lựa chọn nơi thông tin đáng tin cậy.
D. Khi giải quyết một vấn đề nếu thiếu thông tin hay tìm kiếm thông tin không chính xác có thể dẫn đến những quyết định sai lầm.
Trả lời: A
 
Câu 12: Phát biểu nào sau đây là sai:
A. Càng lớn chúng ta càng có nhiều kiến thức, kinh nghiệm có thể giải quyết mọi vấn đề khi gặp phải một cách nhanh chóng không cần tìm kiếm thông tin mới.
B. Để giải quyết vấn đề chúng ta cần thu thập và tìm kiếm thông tin có liên quan một cách đầy đủ và chính xác để đưa ra các quyết định đúng.
C.  Chúng ta có thể tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau nhưng phải lựa chọn nơi thông tin đáng tin cậy.
D. Khi giải quyết một vấn đề nếu thiếu thông tin hay tìm kiếm thông tin không chính xác có thể dẫn đến những quyết định sai lầm.
Trả lời: A
 
Câu 13: Theo em, khi chúng ta bị bệnh nên tìm và chọn thông tin nào dưới đây cho phù hợp?
A. Hỏi xin đơn thuốc của người xung quanh có bệnh tương tự đã khỏi
B. Tìm hiểu về bài thuốc dân gian được chia sẻ trên mạng xã hội
C.  Nghe lời khuyên của mọi người trên mạng xã hội
D. Đến bệnh viện khám và dựa vào lời khuyên, toa thuốc của bác sĩ
Trả lời: D
 
Câu 14: Em dựa vào thông tin nào dưới đây để chuẩn bị trang phục khi đi du lịch Nha Trang?
A. Thông tin dự báo thời tiết những ngày du lịch ở Nha Trang
B. Thông tin dự báo thời tiết những ngày du lịch tại địa phương em
C.  Tình hình thời tiết mấy ngày qua tại địa phương em
D. Thông tin dự báo thời tiết ở khu vực miền Bắc
Trả lời: A
 
Câu 15: Em dựa vào thông tin nào dưới đây để quyết định có mang áo mưa khi đi học vào ngày mai hay không?
A. Thông tin dự báo thời tiết ngày mai tại địa phương em đang sống
B. Thông tin dự báo thời tiết ngày mai tại địa phương khác
C.  Quan sát chuồn chuồn xem có bay thấp hay không
D. Hỏi xem các bạn trong lớp có mang áo mưa hay không, nếu nhiều bạn mang thì sẽ mang.
Trả lời: A
 
Câu 16: Khi làm bài trình chiếu giới thiệu về một anh hùng ở địa phương em, em không nên dựa vào thông nào dưới đây?
A. Các thông tin bất kỳ có liên quan đến vị anh hùng đó trên mạng Internet
B. Các thông tin ở bảo tàng tỉnh liên quan đến vị anh hùng đó.
C.  Các thông tin trên trang web của Ban tuyên giáo tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh liên quan đến vị anh hùng đó.
D. Các thông tin trong sách lịch sử địa phương do Sở giáo dục và Đào tạo tỉnh xuất bản.
Trả lời: A
 
Câu 17: Khi làm bài trình chiếu giới thiệu về một số đặc sản ở một địa phương, em không nên dựa vào thông nào dưới đây?
A. Các thông tin mà các titoker hoặc youtuber đã giới thiệu.
B. Các thông tin trên trang Web du lịch có uy tính.
C.  Các thông tin trên trang web chính thống của địa phương đó như: trang web của Ban tuyên giáo tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh.
D. Các thông tin trên đài truyền hình địa phương đó hoặc đài truyền hình Việt Nam.
Trả lời: A
 
Câu 18: Theo em, trường hợp nào dưới đây cần hợp tác với người khác để giải quyết vấn đề cụ thể?
A. Cùng giải các bài toán trong giờ kiểm tra
B. Làm dự án mô tả quá trình tuần hoàn của nước
C.  Làm bài tập làm văn tả cảnh đẹp quê hương em         
D. Làm vệ sinh cá nhân buổi sáng
Trả lời: B
 
Câu 19: Theo em, trường hợp nào dưới đây cần hợp tác với người khác để giải quyết vấn đề cụ thể?
A. Cùng giải các bài toán trong giờ kiểm tra
B. Sắp xếp lại sách vở và truyện trong thư viện
C.  Làm bài tập làm văn tả cảnh đẹp quê hương em         
D. Làm vệ sinh cá nhân buổi sáng
Trả lời: B
 
Câu 20: Theo em, trường hợp nào dưới đây cần hợp tác với người khác để giải quyết vấn đề cụ thể?
A. Các anh chị đang thi chuyển cấp   
B. Các chú công nhân xây dựng ngôi nhà.
C.  Em đang làm bài tập làm văn tả cảnh đẹp quê hương em               
D. Em nấu cơm giúp mẹ.
Trả lời: B
 
Câu 21: Để xóa thư mục, em nháy chuột vào thư mục cần xóa, chọn thẻ Home và thực hiện thao tác nào sau đây?
A. Chọn nút lệnh Delete.                             
B. Chọn nút lệnh Rename.
C.  Chọn nút lệnh New Folder.                    
D. Chọn nút lệnh Share.
Trả lời: A
 
Câu 22: Để đổi tên thư mục, em nháy chuột vào thư mục cần đổi, chọn thẻ Home và thực hiện thao tác nào sau đây?
A. Chọn nút lệnh Delete.                             
B. Chọn nút lệnh Rename.
C.  Chọn nút lệnh New Folder.          
D. Chọn nút lệnh Share.
Trả lời: B
 
Câu 23: Phát biểu nào dưới đây là phát biểu đúng?
A. Sơ đồ hình cây có nhiều gốc, nhiều nhánh, nhiều nhánh con và lá
B. Các thư mục con trong cùng một thư mục có thể trùng tên nhau
C. Ổ đĩa, thư mục và tệp trong máy tính được tổ chức, sắp xếp dưới dạng sơ đồ hình cây
D. Các thư mục được sắp xếp trong tệp để dễ quản lí và tìm kiếm
Trả lời: C
 
Câu 24: Phát biểu nào dưới đây là phát biểu đúng?
A. Thư mục được tạo ra dễ dàng để quản lý tệp tin trong máy nên mỗi khi tạo lưu một tệp tin ta tạo một thư mục bất kì.
B. Các thư mục con trong cùng một thư mục có thể trùng tên nhau.
C. Các thư mục, tệp được sắp xếp theo sơ đồ hình cây cần bố trí sao cho hợp lý
D. Các thư mục được sắp xếp trong tệp để dễ quản lí và tìm kiếm.
Trả lời: C
 
Câu 25: Để kích hoạt phần mềm File Explorer trên máy tính cài hệ điều hành Windows 10, em có thể sử dụng tổ hợp phím nào?
A. Windows + E            
B. Windows + Z             
C.  Ctrl + F 
D. Ctrl + S
Trả lời: A
 
Câu 26: Người sáng tạo ra tác phẩm gọi là gì?
A. Tác nhân
B. Tác quyền       
C. Tác vụ   
D. Tác giả.
Trả lời: D
 
Câu 27: Sự sáng tạo nào trong tác phẩm được coi là sản phẩm trí tuệ của tác giả?
A. Các từ ngữ được sử dụng trong tác phẩm
B. Các chữ viết và kí tự được sử dụng trong tác phẩm
C. Các nốt nhạc được sử dụng trong tác phẩm
D. Các nội dung thông tin và cách thể hiện nội dung thông tin trong tác phẩm.
Trả lời: D
 
Câu 28: Quyền tác giả (bản quyền) không bao gồm quyền nào sau đây?
A. Quyền đứng tên, đặt tên, sao chép, cho thuê tác phẩm
B. Quyền bảo vệ sự toàn vẹn nội dung của tác phẩm
C. Quyền công bố, phổ biến, truyền đạt đến công chúng
D. Quyền sử dụng tác phẩm của người khác trong tác phẩm của mình.
Trả lời: D
 
Câu 29: Nội dung thông tin trong tác phẩm được thể hiện ở những dạng nào?
A. Trang web xuất bản các tác phẩm đa phương tiện như Facebook, Youtube,…
B. Các quyển sách, ấn phẩm in ấn khác như báo giấy, tờ rơi, áp-phích,…
C. Các bản nhạc, bản thu âm, bản nhạc viết tay hoặc được in ấn thành tập
D. Văn bản, hình ảnh, âm thanh hay đa phương tiện,…
Trả lời: D
 
Câu 30: Bản quyền nội dung thông tin là gì?
A. Quyền của tác giả cho phép người khác sử dụng nội dung thông tin
B. Quyền của tác giả không cho phép người khác sử dụng nội dung thông tin
C. Quyền của tác giả cho phép hoặc không cho phép người khác sử dụng nội dung thông tin
D. Quyền của tác giả cho phép hoặc không cho phép người khác xem nội dung thông tin.
Trả lời: C
 
Câu 31: Khi sử dụng nội dung thông tin của người khác, em cần làm gì?
A. Xin phép tác giả và được tác giả cho phép
B. Ghi rõ nguồn tin lên nơi sử dụng
C. Xin phép, được tác giả cho phép và ghi rõ nguồn tin
D. Tự ý sử dụng mà không cần phải xin phép.
Trả lời: C
 
Câu 32: Đối với các tác phẩm không rõ tác giả, khi sử dụng nội dung thông tin em cần làm gì?
A. Không sử dụng nội dung thông tin trong tác phẩm đó nữa
B. Không cần ghi nguồn đối với các tác phẩm này
C. Ghi nguồn là “sưu tầm”
D. Tự ghi tên em vào phần thông tin tác giả.
Trả lời: C
 
Câu 33: Trong quá trình tạo ra sản phẩm, tác giả cần làm gì để bảo vệ quyền tác giả (bản quyền) của mình?
A. Nhờ các chú công an bảo vệ quyền tác giả
B. Có ý thức bảo vệ, giữ bí mật thông tin để tránh bị đánh cắp
C. Đăng từng phần tác phẩm lên mạng xã hội để công bố tác phẩm
D. Đăng kí bản quyền và ghi thông tin lên sản phẩm/tác phẩm.
Trả lời: B
 
Câu 34: Đối với các sản phẩm đã hoàn thành, tác giả cần làm gì để bảo vệ quyền tác giả (bản quyền) của mình?
A. Tự công bố toàn bộ tác phẩm lên mạng xã hội Facebook
B. Ghi tên của mình lên tác phẩm hoặc đăng kí bản quyền
C. Ghi tên của mình lên các tác phẩm viết tay hoặc tranh vẽ
D. Đăng kí bản quyền với các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Trả lời: B
 
Câu 35: Trong phần mềm Microsoft Word 2016, để sao chép một đoạn văn bản vào bộ nhớ tạm, em sử dụng tổ hợp phím nào?
A. Ctrl + X 
B. Ctrl + C 
C. Ctrl + V 
D. Ctrl + S.
Trả lời: B
 
Câu 36: Trong phần mềm Microsoft Word 2016, để cắt một đoạn văn bản và đưa vào bộ nhớ tạm, em sử dụng tổ hợp phím nào?
A. Ctrl + X 
B. Ctrl + C 
C. Ctrl + V 
D. Ctrl + S.
Trả lời: A
 
Câu 37: Trong phần mềm Microsoft Word 2016, để dán một đoạn văn bản đã có trong bộ nhớ tạm, em sử dụng tổ hợp phím nào?
A. Ctrl + X 
B. Ctrl + C 
C. Ctrl + V 
D. Ctrl + S.
Trả lời: C
 
Câu 38: Trong phần mềm Microsoft Word 2016, để mở menu ngữ cảnh, em thực hiện thao tác chuột nào?
A. Nháy chuột     
B. Nháy đúp chuột
C. Nhảy phải chuột        
D. Kéo thả chuột.
Trả lời: C
 
Câu 39: Để chọn một phần văn bản, em nháy chuột vào đầu phần văn bản cần chọn, sau đó nhấn giữ phím gì rồi nháy chuột vào cuối phần văn bản cần chọn?
A. Ctrl       
B. Shift      
C. Enter     
D. Alt.
Trả lời: B
 
Câu 40: Để chọn một phần văn bản, em nháy chuột vào đầu hoặc cuối phần văn bản cần chọn, sau đó nhấn giữ phím gì rồi gõ các phím mũi tên  á, â, ß, à cho đến khi chọn được phần văn bản như mong muốn?
A. Ctrl       
B. Shift      
C. Enter     
D. Alt.
Trả lời: B
 
Câu 41: Để chọn phần văn bản từ vị trí con trỏ soạn thảo đến đầu dòng, em sử dụng tổ hợp phím nào?
A. Ctrl + Home    
B. Shift + Home   
C. Ctrl + End       
D. Shift + End.
Trả lời: B
 
Câu 42: Để chọn phần văn bản từ vị trí con trỏ soạn thảo đến đầu dòng, em sử dụng tổ hợp phím nào?
A. Ctrl + Home    
B. Shift + Home   
C. Ctrl + End       
D. Shift + End.
Trả lời: D
 
Câu 43: Để sao chép phần văn bản đã được chọn, em nhấn giữ phím gì và kéo thả chuột đoạn văn bản đến vị trí cần sao chép?
A. Ctrl       
B. Shift      
C. Enter     
D. Alt.
Trả lời: A
 
Câu 44: Để di chuyển phần văn bản đã được chọn, em thực hiện thao tác chuột nào để đoạn văn bản di chuyển sang vị trí mới?
A. Nháy chuột     
B. Nháy đúp chuột
C. Nhảy phải chuột        
D. Kéo thả chuột.
Trả lời: D
 
Câu 45: Để sao chép một phần văn bản trong soạn thảo văn bản, em dùng tổ hợp phím nào?
A. Ctrl + C và Ctrl + V            
B. Ctrl + X và Ctrl + V
C. Ctrl + D và Ctrl + V            
D. Ctrl + C và Ctrl + X.
Trả lời: A
 
Câu 46: Để di chuyển một phần văn bản trong soạn thảo văn bản, em dùng tổ hợp phím nào?
A. Ctrl + C và Ctrl + V            
B. Ctrl + X và Ctrl + V
C. Ctrl + D và Ctrl + V            
D. Ctrl + C và Ctrl + X.
Trả lời: B
 
Câu 47: Để sao chép một phần văn bản trong soạn thảo văn bản, em cần thực hiện như thế nào?
A. Chọn phần văn bản cần sao chép, nhấn tổ hợp phím Ctrl + C, nháy chuột tại vị trí đích và nhấn tổ hợp phím Ctrl + V
B. Chọn phần văn bản cần sao chép, nhấn tổ hợp phím Ctrl + V, nháy chuột tại vị trí đích và nhấn tổ hợp phím Ctrl + C
C. Chọn phần văn bản cần sao chép, nhấn tổ hợp phím Ctrl + C, nhấn Enter
D. Chọn phần văn bản cần sao chép, nhấn tổ hợp phím Ctrl + X, nháy chuột tại vị trí đích và nhấn tổ hợp phím Ctrl + V.
Trả lời: A
 
Câu 48: Để di chuyển một phần văn bản trong soạn thảo văn bản, em cần thực hiện như thế nào?
A. Chọn phần văn bản cần di chuyển, nhấn tổ hợp phím Ctrl + C, nháy chuột tại vị trí đích và nhấn tổ hợp phím Ctrl + V
B. Chọn phần văn bản cần di chuyển, nhấn tổ hợp phím Ctrl + V, nháy chuột tại vị trí đích và nhấn tổ hợp phím Ctrl + X
C. Chọn phần văn bản cần di chuyển, nhấn tổ hợp phím Ctrl + X, nhấn Enter
D. Chọn phần văn bản cần di chuyển, nhấn tổ hợp phím Ctrl + X, nháy chuột tại vị trí đích và nhấn tổ hợp phím Ctrl + V.
Trả lời: D
 
Câu 50: Trước khi thực hiện định dạng kí tự cho một đoạn văn bản, em cần làm gì?
A. Chọn đoạn văn bản đó
B. Thay đổi màu chữ cho đoạn văn bản đó
C. Thay đổi cỡ chữ cho đoạn văn bản đó
D. Thay đổi phông chữ cho đoạn văn bản đó.
Trả lời: A
 
Câu 51: Để thay đổi nhanh cỡ chữ của một phần văn bản trong phần mềm Microsoft Word 2016, em cần chọn phần văn bản đó rồi nhấn tổ hợp phím nào?
A. Ctrl + [ hoặc Ctrl + ]  
B. Ctrl + 1 hoặc Ctrl + 2
C. Ctrl + F hoặc Ctrl + J 
D. Ctrl + C hoặc Ctrl + V.
Trả lời: A
 
Câu 51: Để chọn kiểu chữ In đậm trong phần mềm Microsoft Word 2016, em gõ tổ hợp phím nào?
A. Ctrl + B 
B. Ctrl + I   
C. Ctrl + U 
D. Ctrl + Z.
Trả lời: A
 
Câu 52: Để chọn kiểu chữ In nghiêng trong phần mềm Microsoft Word 2016, em gõ tổ hợp phím nào?
A. Ctrl + B 
B. Ctrl + I   
C. Ctrl + U 
D. Ctrl + Z.
Trả lời: B
 
Câu 53: Để chọn kiểu chữ Gạch chân trong phần mềm Microsoft Word 2016, em gõ tổ hợp phím nào?
A. Ctrl + B 
B. Ctrl + I   
C. Ctrl + U 
D. Ctrl + Z.
Trả lời: C
 
Câu 54: Để hủy bỏ thao tác vừa thực hiện trong phần mềm Microsoft Word 2016, em gõ tổ hợp phím nào?
A. Ctrl + B 
B. Ctrl + I   
C. Ctrl + U 
D. Ctrl + Z.
Trả lời: D
 
câu 55: Trong phần mềm Microsoft Word 2016, để chèn hình vào văn bản em chọn lệnh nào?
A. Insert→Pictures                  
B. File→Pictures  
C. Design→Pictures                
D.Layout→Pictures.
Trả lời: A
 
CÂU HỎI MỨC 2:
Câu 1: Em không thể sử dụng máy tính để làm việc nào dưới đây?
A. Giải trí như: xem phim, nghe nhạc, đọc sách, đọc truyện….
B. Học tập trực tuyến các môn như Toán, Tiếng Anh, Tin học,….
C.  Tạo chương trình Scratch để kể chuyện
D. Phụ mẹ làm việc nhà như: rửa chén, nấu cơm….
Trả lời: D
 
Câu 2: Máy tính không thể hỗ trợ em làm việc nào dưới đây?
A. Giúp chấm dứt bạo lực học đường
B. Tạo ra một trò chơi bằng phần mềm lập trình.
C.  Cập nhật tin tức, dự báo thời tiết
D. Chia sẻ thông tin với bạn bè, người thân qua ứng dụng Zalo, messager…
Trả lời: A
 
Câu 3: Máy tính không thể hỗ trợ em làm việc nào dưới đây?
A. Giải trí như: xem phim, nghe nhạc, đọc sách, đọc truyện….
B. Tìm hiểu về các môn thể thao, nghệ thuật, kỹ năng sống,…
C.  Tạo chương trình Scratch điều khiển nhân vật chuyển động
D. Chơi thể thao như: đánh cầu lông, đá banh, bơi lội…
Trả lời: D
 
Câu 4: Em cần luyện tập sử dụng máy tính thành thạo để làm việc nào dưới đây?
A. Tạo bài trình chiếu giới thiệu món ngon quê em
B. Chơi đá banh
C.  Quét nhà         
D. Đi công viên cùng bạn
Trả lời: A
 
Câu 5: Em cần luyện tập sử dụng máy tính thành thạo để làm việc nào dưới đây?
A. Tạo chương trình game đơn giản
B. Chơi đá banh
C.  Quét nhà         
D. Đi công viên cùng bạn
Trả lời: A
 
Câu 6: Em cần luyện tập sử dụng máy tính thành thạo để làm việc nào dưới đây?
A. Tạo bức hình bằng phần mềm đồ họa
B. Chơi đá banh
C.  Quét nhà         
D. Đi công viên cùng bạn
Trả lời: A
 
Câu 7: Em cần luyện tập sử dụng máy tính thành thạo để làm việc nào dưới đây?
A. Tạo bộ phim hoạt hình về các anh hùng lịch sử ở địa phương em.
B. Chơi đá banh
C.  Quét nhà         
D. Đi công viên cùng bạn
Trả lời: A
 
Câu 8: Em cần luyện tập sử dụng máy tính thành thạo để làm việc nào dưới đây?
A. Học tập trực tuyến, tìm hiểu các kiến thức mới.
B. Chơi đá banh
C.  Quét nhà         
D. Đi công viên cùng bạn
Trả lời: A
 
Câu 9: Theo em, phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Thông tin trên website thường để một cách ngẫu nhiên, khi tìm kiếm cần kéo thanh cuộn dọc lên xuống để tìm.
B. Thông tin trên website thường được phân loại, sắp xếp để dễ tìm.
C.  Dựa vào danh mục phân loại, cách sắp xếp trên website, em có thể dễ dàng tìm được thông tin mong muốn.
D. Chúng ta có thể sử dụng công cụ tìm kiếm trên website để tìm kiếm nhanh chóng hơn.
Trả lời: A
Câu 10: Theo em, phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Thông tin trên website không được sắp xếp nên ta cần sử dụng công cụ tìm kiếm để tìm thông tin khi cần.
B. Thông tin trên website thường được phân loại, sắp xếp để dễ tìm.
C.  Dựa vào danh mục phân loại, cách sắp xếp trên website, em có thể dễ dàng tìm được thông tin mong muốn.
D. Chúng ta có thể sử dụng công cụ tìm kiếm trên website để tìm kiếm nhanh chóng hơn.
 
Câu  11: Theo em, cách nào dưới đây có thể chia sẻ thông tin đã lưu trên máy tính với dung lượng lớn?
A. Gửi tệp qua thư điện tử
B. Gọi điện thoại để truyền thông tin
C.  Sao chép tệp vào thiết bị lưu trữ di động như USB
D. Gửi tệp qua mạng xã hội zalo, facebook…
Trả lời: C
 
Câu 12: Theo em, đâu là nhược điểm của cách chia sẻ thông tin gửi tệp qua thư điện tử?
A. Nhanh chóng, ít mất thời gian
B. Không hạn chế về khoảng cách địa lý
C.  Kích thước tệp tin không vượt quá 25MB.
D. Có thể đính kèm một lúc nhiều tệp tin.
Trả lời: C
 
Câu 13: Theo em, đâu là ưu điểm của cách chia sẻ thông tin trên mạng xã hội như zalo, facebook?
A. Chia sẻ nhanh chóng cho nhiều người người cùng lúc
B. Phải có Internet mới thực hiện
C.  Tính bảo mật không cao
D. Thông tin có không đảm bảo về độ chính xác cao
Trả lời: A
 
Câu 14: Theo em, trường hợp nào dưới đây cần thu thập, tìm kiếm thông tin?
A. Làm bài tập toán trong vở bài tập  
B. Quét nhà phụ mẹ
C.  Chơi bóng cùng bố             
D. Những việc cần chuẩn bị cho chuyến du lịch như: xem thời tiết, đặc điểm nơi đến.
Trả lời: D
 
Câu 15: Theo em, trường hợp nào dưới đây cần thu thập, tìm kiếm thông tin?
A. Làm bài tập toán trong vở bài tập  
B. Quét nhà phụ mẹ
C.  Chơi bóng cùng bố             
D. Bài thuyết trình về Châu Mĩ
Trả lời: D
 
Câu 16: Theo em, trường hợp nào dưới đây cần thu thập, tìm kiếm thông tin?
A. Làm bài tập toán trong vở bài tập  
B. Quét nhà phụ mẹ
C.  Chơi bóng cùng bố             
D. Làm dự án mô tả quá trình tuần hoàn của nước.
Trả lời: D
 
Câu 17: Theo em, trường hợp nào dưới đây cần thu thập, tìm kiếm thông tin?
A. Làm bài tập toán trong vở bài tập  
B. Quét nhà phụ mẹ
C.  Chơi bóng cùng bố             
D. Giới thiệu về lịch sử nước Việt Nam với người bạn nước ngoài.
Trả lời: D
 
Câu 18: Để quyết định có mặc đồng phục thể dục vào ngày mai hay không, em nên dựa vào thông tin nào dưới đây cho phù hợp?
A. Hỏi bạn trong lớp em nếu ngày mai mặc đồng phục thể dục thì em sẽ mặc.
B. Dựa vào thời khóa biểu của lớp em, nếu ngày mai có tiết Giáo dục thể chất thì em sẽ mặc.
C.  Dựa vào thời khóa biểu của lớp em, nếu hôm nay có tiết Giáo dục thể chất thì em sẽ mặc.
D. Dựa vào thời khóa biểu của lớp bên cạnh, nếu ngày mai có tiết Giáo dục thể chất thì em sẽ mặc.
Trả lời: B
 
Câu 19: Để quyết định có mang vở Mĩ thuật vào ngày mai hay không, em nên dựa vào thông tin nào dưới đây cho phù hợp?
A. Hỏi bạn trong lớp em xem ngày mai bạn có mang vở Mĩ thuật hay không.
B. Dựa vào thời khóa biểu của lớp em xem ngày mai có tiết Mĩ thuật hay không.
C.  Dựa vào thời khóa biểu của lớp em xem hôm nay có tiết Mĩ thuật hay không.
D. Dựa vào thời khóa biểu của lớp bên cạnh xem ngày mai có tiết Mĩ thuật hay không.
Trả lời: B
 
Câu 20: Vào dịp mùa xuân, bạn An chuẩn bị đi du lịch cùng gia đình ở Hà Giang, bạn đã thu thập và tìm kiếm các thông tin. Theo em, thông tin nào dưới đây là không cần thiết?
A. Thông tin về những cảnh đẹp, khách sạn, Homestay đẹp ở Hà Giang
B. Thông tin về những đặc sản, món ăn ngon tại Hà Giang
C.  Thông tin dự báo thời tiết ở miền Trung trong những ngày vừa qua
D. Thông tin dự báo thời tiết những ngày du lịch ở Hà Giang.
Trả lời: C
 
Câu 21: Theo em, phát biểu nào dưới đây là sai:
A. Ngày nay thông tin rất nhiều trên mạng xã hội, chỉ cần lên mạng internet, tìm kiếm thông tin và sử dụng bất kì kết quả tìm kiếm nào.
B. Cần tìm và lựa chọn các thông tin phù hợp với vấn đề cần giải quyết.
C.  Thông tin rất quan trọng ảnh hưởng đến việc ta đưa ra quyết vì vậy cần tìm và chọn được thông tin ở nguồn tin đáng tin cậy.
D. Việc tiếp nhận thông tin không chính xác có thể dẫn đến các quyết định sai lầm, gây hậu quả đáng tiếc.
Trả lời: A
 
Câu 22: Theo em, phát biểu nào dưới đây là sai:
A. Ngày nay thông tin rất nhiều trên mạng xã hội, chỉ cần lên các trang mạng xã hội hỏi các vấn đề mình gặp phải sẽ có người trả lời giúp mình.
B. Thông tin rất quan trọng ảnh hưởng đến việc ta đưa ra quyết vì vậy cần tìm và chọn được thông tin ở nguồn tin đáng tin cậy.
C.  Cần tìm và lựa chọn các thông tin phù hợp với vấn đề cần giải quyết.
D. Việc tiếp nhận thông tin không chính xác có thể dẫn đến các quyết định sai lầm, gây hậu quả đáng tiếc.
Trả lời: A
 
Câu 23: Hành vi nào sau đây vi phạm quyền tác giả?
A. Chép bài văn mẫu trong sách tham khảo và đem nộp cho cô giáo
B. Chép lời bài hát vào sổ tay và học thuộc để hát trong các dịp sinh hoạt
C. Chia sẻ liên kết một bài hát hay nghe được trên mạng cho bạn bè
D. Sử dụng các câu ca dao, tục ngữ trong các bài văn của mình.
Trả lời: A
 
Câu 24: Hành vi nào sau đây không vi phạm quyền tác giả?
A. Tự ý đặt lại tên cho một tác phẩm văn học mà em yêu thích
B. Hát nhạc chế lời bài hát theo video xem trên mạng xã hội Tik Tok
C. Tải nhạc trên mạng về và chép ra UBS để nghe trên loa di động
D. Xin phép tác giả khi sử dụng hình ảnh có bản quyền trong bài trình chiếu.
Trả lời: D
 
Câu 25: Hành vi của bạn nào dưới đây được xem là hành vi vi phạm đạo đức trong quá trình sử dụng nội dung thông tin của người khác?
A. Bạn An hát một bài hát trong giờ chào cờ và nói rõ tên tác giả bài hát
B. Bạn Bình lấy một bài thơ trên báo chép vào báo tường và có ghi tên tác giả
C. Bạn Châu chia sẻ liên kết một video trên mạng xã hội Tik Tok cho bạn bè
D. Bạn Dũng sao chép bài của bạn Nga trong giờ kiểm tra và đã xin phép bạn Nga.
Trả lời: D
 
Câu 26: Hành vi nào là đúng để bảo vệ quyền tác giả?
A. Bạn Lan đang viết một bức thư để nộp trong cuộc thi viết thư quốc tế UPU. Lan đang viết nửa chừng thì đặt lên bàn và đi vệ sinh. Hà và một số bạn khác đã cầm bức thư lên để đọc.
B. Bạn Ngân đang viết một bài thơ để đăng báo Hoa học trò. Viết được một vài đoạn, bạn Ngân lại đăng lên mạng xã hội Facebook để khoe với mọi người.
C. Bạn Hoàng đang vẽ một bức tranh tham dự cuộc thi Ý tưởng sáng tạo về chống bạo lực học đường và lạm dụng lao động trẻ em. Sau khi vẽ xong, bạn ghi rõ họ tên, trường, lớp trên bức tranh.
D. Bạn Linh sáng tác được một bài hát và bạn đã nhờ ba của mình hỗ trợ thu âm, ghi hình và đăng lên Youtube nhưng lại chưa đăng kí bản quyền bài hát với cơ quan nhà nước.
Trả lời: C
 
Câu 27: Hành vi của bạn nào thể hiện sự tôn trọng tính riêng tư và bản quyền nội dung thông tin?
A. Bi vô tình để quên nhật kí trong ngăn bàn. Bo thấy được liền đọc lén, sau đó kể cho một số bạn về những điều đọc được từ nhật kí của Bi.
B. Trang vẽ một bức tranh tĩnh vật rất đẹp trên máy tính. Nga đã lấy bức tranh đó sử dụng mà không hỏi ý kiến Trang.
C. Bạn Sang mượn máy tính của bạn Trọng chơi trò chơi, thấy trong máy tính có thư mục chứa tài liệu riêng tư của Trọng đang mở, Sang liền đóng cửa sổ thư mục đó lại.
D. Bạn Hùng mượn điện thoại của chị gái để làm bài tập. Khi đang sử dụng thì có tin nhắn Zalo của bạn trai chị gửi tới, Hùng liển mở ra đọc trộm.
Trả lời: C
 
Câu 28: Hành vi của bạn nào xâm phạm tính riêng tư và bản quyền nội dung thông tin của người khác?
A. Bạn Long mượn điện thoại bạn Tuấn chơi game. Có tin nhắn Messenger gửi đến, Long liền đưa trả điện thoại cho Tuấn đọc.
B. Bạn Bích giữ bí mật thông tin truy cập, mật khẩu mở máy tính, điện thoại di động.
C. Bạn Quang tải từ mạng Internet một bức ảnh đẹp để chèn vào bài tập soạn thảo văn bản và bạn có ghi rõ nguồn tải hình ảnh.
D. Bạn Việt thực hành tạo bài trình chiếu xong thì quên tắt cửa sổ phần mềm File Explorer. Bạn Khánh nhìn thấy liền sao chép tệp của Việt sang thư mục của mình
Trả lời: D
 
Câu 29: Bạn Lan đang muốn tạo một hộp bút từ vật liệu tái chế (bìa cứng, ống hút,…). Em hãy đề xuất từ khóa phù hợp để bạn Lan tìm được video hướng dẫn làm sản phẩm mình cần.
A. Làm sản phẩm thủ công      
B. Hộp bút
C. Làm sản phẩm tái chế
D. Làm hộp bút từ vật liệu tái chế
Trả lời: D
 
CÂU HỎI MỨC 3:
Câu 1: Em đồng ý với ý kiến của bạn nào dưới đây?
A. Bạn An: “Máy tính giúp chúng ta học tập; giải trí; chơi thể thao như đá banh, bóng chuyền…”
B. Bạn Chi: “Máy tính giúp chúng ta học trực tuyến, tìm hiểu nghệ thuật, cuộc sống, buôn bán trực tuyến, làm việc nhà…”
C.  Bạn Lan: “Máy tính giúp chúng ta học tập trực tuyến; giải trí như chơi trò chơi, nghe nhạc; giao lưu với bạn bè.”
D. Bạn Khải: “Máy tính chỉ giúp chúng ta chơi game như: Liên Quân, Free Fire.”
Trả lời: C
 
Câu 2: Em không đồng ý với ý kiến của bạn nào dưới đây?
A. Bạn An: “Máy tính giúp em học tập; giải trí; chơi thể thao như đá banh, bóng chuyền…”
B. Bạn Chi: “Máy tính giúp em học trực tuyến, tìm hiểu nghệ thuật, cuộc sống, buôn bán trực tuyến…”
C.  Bạn Lan: “Máy tính giúp em học tập trực tuyến; giải trí như chơi trò chơi, nghe nhạc; giao lưu với bạn bè.”
D. Bạn Khải: “Máy tính chỉ giúp em chơi game như: Liên Quân, Free Fire”
Trả lời: C
 
Câu 3: Em đồng ý với ý kiến bạn nào dưới đây?
A. Bạn Lan cho rằng: “Máy tính là công cụ đa năng giúp chúng ta học tập, xem phim, nghe nhạc, đọc báo, cập nhật tin tức…. nên cần luyện tập sử dụng máy tính thành thạo.”
B. Bạn Hoa cho rằng: “Chúng ta còn nhỏ chỉ cần biết đọc chữ, làm toán là được, không cần tìm hiểu cách sử dụng máy tính.”
C.  Bạn Khiêm cho rằng: “Chúng ta học cách sử dụng máy tính thành thạo để chơi game thoải mái.”
D. Bạn Chi cho rằng: “Máy tính chỉ hỗ trợ cho học tập nên chẳng thú vị không cần thiết phải sử dụng máy tính thành thạo.”
Trả lời: A
 
Câu 4: Em đồng ý với ý kiến bạn nào dưới đây?
A. Bạn Hoa cho rằng: “Máy tính là công cụ đa năng giúp chúng ta học tập, xem phim, nghe nhạc, đọc báo, cập nhật tin tức…. nên cần luyện tập sử dụng máy tính thành thạo.”
B. Bạn Hoa cho rằng: “Chúng ta còn nhỏ chỉ cần biết đọc chữ, làm toán là được, không cần tìm hiểu cách sử dụng máy tính.”
C.  Bạn Khiêm cho rằng: “Chúng ta sử dụng máy tính chủ yếu để chơi game dễ hư mắt vì vậy không nên xài máy tính.”
D. Bạn Chi cho rằng: “Máy tính chỉ hỗ trợ cho học tập nên chẳng thú vị không cần thiết phải sử dụng máy tính thành thạo.”
Trả lời: A
 
Câu 5: Khi nhóm được cô giao nhiệm vụ giới thiệu về các loài thực vật rừng nhiệt đới gió mùa ở Việt Nam, bạn nào dưới đây tìm kiếm và chọn thông tin chưa phù hợp, chính xác?
A. Bình: “Mình đã tìm kiếm thông tin trên google, dựa vào các trang thông tin có uy tín như Viện địa lý Việt Nam, Wikipedia”.
B. Lan: “Mình đã đăng thông tin cần tìm lên mạng xã hội nhờ mọi người chỉ”.
C.  Hoa: “Mình đã vào thư viện trường và thư viện tỉnh để tìm đọc thông tin trên sách”.
D. Chi: “Mình đã nhờ bố dẫn đến Hạt kiểm lâm để tìm thông tin”.
Trả lời: B
 
Câu 6: Khi nhóm được cô giao nhiệm vụ giới thiệu về các anh hùng thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ ở địa phương em. Bạn nào dưới đây tìm kiếm và chọn thông tin chưa phù hợp, chính xác?
A. Bình: “Mình đã tìm kiếm thông tin trên các trang web chính thống của Tỉnh ta như Ban Tuyên giáo Tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh”.
B. Lan: “Mình đã hỏi thông tin người xung quanh đặc biệt là người già”.
C.  Hoa: “Mình đã vào thư viện trường và thư viện tỉnh để tìm đọc thông tin trên sách”.
D. Chi: “Mình đã đến Viện bảo tàng của tỉnh để xin thông tin”.
Trả lời: B
 
Câu 7: Cô giáo yêu cầu các bạn trong nhóm làm bài thuyết về các sản phẩm công nghệ. Các bạn đang bàn nhau cách chia sẻ thông tin khi cùng làm việc nhóm. Em đồng ý với ý kiến của bạn nào dưới đây?
Bạn Lan cho rằng: “Chúng ta không thể chia sẻ thông tin giữa các máy tính vì như vậy không đảm bảo tính bảo mật thông tin nên chỉ ngồi làm chung cùng nhau.”
Bạn Chi cho rằng: “Chúng mình có thể chia nhiệm vụ các thành viên sau đó gửi thông tin qua mail hoặc zalo để mình tổng hợp.”
Bạn Hòa cho rằng: “Ai cũng sẽ thực hiện bài thuyết trình riêng, sau đó xem bài ai tốt nhất mình sẽ thực hiện.”
A. Ý kiến của bạn Lan đúng, của bạn Chi và bạn Hòa sai
B. Ý kiến của bạn Chi đúng, của bạn Lan và bạn Hòa sai
C.  Ý kiến của bạn Hòa đúng, của bạn Lan và bạn Chi sai
D. Ý kiến của 3 bạn đều đúng.
Trả lời: B
 
 Câu 8: Em hãy sắp xếp các bước dưới đây theo thứ tự hợp lí để tạo một sản phẩm thủ công theo video hướng dẫn:
          1. Xem và thực hiện theo hướng dẫn trong video để tạo sản phẩm.
          2. Xác định sản phẩm thủ công mà em muốn làm.
          3. Xem qua một số video để chọn video hướng dẫn phù hợp và chuẩn bị dụng cụ, vật liệu cần thiết.
          4. Tìm video hướng dẫn tạo sản phẩm mà em muốn làm.
          Thứ tự đúng là:
A. 2®1®3®4    
B. 2®4®3®1    
C. 4®2®3®1    
D. 2®3®1®4.
Trả lời:
 
Câu 9: Bạn Lan đang muốn tạo một hộp bút từ vật liệu tái chế (bìa cứng, ống hút,…). Em hãy đề xuất từ khóa phù hợp để bạn Lan tìm được video hướng dẫn làm sản phẩm mình cần.
A. Làm sản phẩm thủ công      
B. Hộp bút
C. Làm sản phẩm tái chế
D. Làm hộp bút từ vật liệu tái chế.
Trả lời: D
 
Câu 10: Em hãy sắp xếp các bước dưới đây theo thứ tự hợp lí để tạo một sản phẩm thủ công theo video hướng dẫn:
          1. Xem và thực hiện theo hướng dẫn trong video để tạo sản phẩm.
          2. Xác định sản phẩm thủ công mà em muốn làm.
          3. Xem qua một số video để chọn video hướng dẫn phù hợp và chuẩn bị dụng cụ, vật liệu cần thiết.
          4. Tìm video hướng dẫn tạo sản phẩm mà em muốn làm.
          Thứ tự đúng là:
A. 2®1®3®4    
B. 2®4®3®1    
C. 4®2®3®1    
D. 2®3®1®4.
Trả lời: B

Vui lòng đợi ...

Đặt mua sản phẩm

Xem nhanh sản phẩm