ÔN TẬP HK1 TIN HỌC 3 – 2024.2025 CÂU HỎI MỨC 1: Câu 1: Hôm qua, Nam nghe trên Ti vi dự báo thời tiết thông báo chiều mai sẽ có mưa. Vì thế, Nam đã mang áo mưa và không bị ướt mưa khi đi học về. Theo em, thông tin mà Nam nhận được là:
A. Dự báo thời tiết chiều mai sẽ có mưa
B. Nam cần phải mang áo mưa khi đi học
C. Nam không bị ướt mưa khi đi học về
D. Ti vi dự báo thời tiết cho ngày mai.
Trả lời: A
Câu 2: Cho tình huống sau: “Khi nghe thấy tiếng trống báo tới giờ vào lớp, Lan cùng các bạn khẩn trương xếp hàng để di chuyển vào lớp”. Trong tình huống này, quyết định của Lan và các bạn là gì?
A. Khẩn trương xếp hàng để di chuyển ra sân tập
B. Khẩn trương xếp hàng để di chuyển vào lớp
C. Chuẩn bị sách vở để vào buổi học
D. Lan chạy vội vào lớp học cho kịp giờ.
Trả lời: B
Câu 3: Đang soạn sách vở chuẩn bị cho ngày mai, Cường nhận được tin nhắn Zalo từ cô giáo dặn dò mang theo bảng con để học toán, Cường vội lấy bảng con bỏ vào cặp. Trong tình huống trên, thông tin mà Cường nhận được là gì?
A. Cường vội lấy sách vở bỏ vào cặp
B. Cường vội lấy bảng con bỏ vào cặp
C. Cô dặn mang theo sách vở đầy đủ
D. Cô dặn mang theo bảng con để học toán.
Trả lời: D
Câu 4: Mai đi siêu thị với mẹ. Đến quầy giày dép, Mai ngắm mãi một đôi giày đẹp nhưng khi lật tem giá lên nhìn, Mai quyết định bỏ qua vì giá quá đắt so với khả năng chi trả của gia đình. Trong tình huống này, quyết định của Mai là gì?
A. Nhất quyết mua đôi giày bằng được
B. Không mua đôi giày vì giá quá đắt
C. Mai mua đôi dép thay vì đôi giày
D. Mai mua hai đôi vì giá đang rẻ.
Trả lời: B
Câu 5: Cô giáo em giảng bài trên lớp bằng những dạng thông tin nào?
A. Dạng hình ảnh, dạng âm thanh, dạng video
B. Dạng video, dạng âm thanh, dạng số
C. Dạng âm thanh, dạng hình ảnh, dạng chữ
D. Dạng số, dạng âm thanh, dạng video.
Trả lời: C
Câu 6: “Tiếng trống trường” là dạng thông tin nào?
A. Dạng chữ
B. Dạng âm thanh
C. Dạng video
D. Dạng hình ảnh.
Trả lời: B
Câu 7: Quyển truyện tranh của em có những dạng thông tin nào?
A. Dạng chữ, hình ảnh
B. Dạng âm thanh, hình ảnh
C. Dạng video, chữ
D. Dạng chữ, âm thanh.
Trả lời: A Câu 8: Cô giáo cho đề bài trên bảng: 9 + (12 – 8) x 2 = ? Thông tin mà em nhận được ở dạng nào?
A. Dạng hình ảnh
B. Dạng âm thanh
C. Dạng chữ (số)
D. Dạng video
Trả lời: C
Câu 9: Đi qua ngã tư, bạn Sang thấy cô cảnh sát giao thông đang dùng còi và gậy để điều khiển giao thông. Thông tin mà Sang và những người tham gia giao thông ở ngã tư nhận được từ cô cảnh sát giao thông ở dạng nào?
A. Dạng video
B. Dạng chữ và hình ảnh
C. Dạng âm thanh và chữ
D. Dạng âm thanh và hình ảnh
Trả lời: D
Câu 10: Khi chạy xe đạp đến một ngã ba nọ, Hưng gặp biển báo như hình bên ở trước mặt. Hưng liền quyết định rẽ sang hướng khác để đi tiếp. Thông tin mà Hưng nhận được ở dạng nào?
A. Dạng âm thanh
B. Dạng video
C. Dạng hình ảnh
D. Dạng chữ (số)
Trả lời: C
Câu 11: Hà và bố nghe dự báo thời tiết trên máy thu thanh. Theo dự báo, ngày mai trời sẽ có nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao nhất lên đến 35 độ C. Theo em, Hà đã nhận được thông tin gì?
A. Ngày mai trời có bão, mưa to gió lớn, Hà nên ở nhà
B. Ngày mai trời nắng nhẹ, vài chỗ có mây, thời tiết tốt để dạo chơi
C. Ngày mai thời tiết thay đổi thất thường, có thể có mưa vào buổi chiều
D. Ngày mai trời sẽ có nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao nhất lên đến 35 độ C
Trả lời: D
Câu 12: Cho tình huống sau: “Vừa ra khỏi nhà, Bình cảm thấy rét lạnh nên Bình quay vào mặc thêm áo ấm”. Trong tình huống này, thông tin được Minh tiếp nhận là:
A. Thời tiết lạnh, rét
B. Thời tiết tốt để ra ngoài
C. Không nên ra khỏi nhà
D. Phải mặc áo ấm khi ra ngoài.
Trả lời: A
Câu 13: Nam đi học về ngang qua dòng suối nhỏ thì nhìn thấy một em nhỏ đang chới với giữa dòng. Theo em thông tin mà Nam nhận được trong tình huống này là gì?
A. Suối sâu, không được tắm vì rất nguy hiểm
B. Em nhỏ đang tắm suối với bạn rất vui vẻ
C. Em nhỏ sắp chết đuối dưới suối, cần cứu gấp
D. Nam cần bơi ra giữa dòng để cứu em nhỏ.
Trả lời: C
Câu 14: Cho tình huống sau: “Bạn Nam vượt qua vòng Sơ kết cuộc thi ‘Nét cọ tuổi thơ’ và được cô giáo khen trước lớp. Nam rất vui và quyết tâm tiếp tục luyện vẽ để tham gia vòng sau”. Trong tình huống này, kết quả của xử lí thông tin của Nam là:
A. Nam tiếp tục luyện vẽ để tham gia vòng sau.
B. Nam được khen thưởng trước lớp
C. Nam rất vui khi được cô giáo khen
D. Nam quyết định không tiếp tục luyện vẽ nữa.
Trả lời: A
Câu 15: Bộ phận nào sau đây đóng vai trò xử lí thông tin của con người?
A. Các giác quan
B. Chân và tay
C. Bộ não
D. Tay và các giác quan.
Trả lời: C
Câu 16: Những máy móc nào sau đây có thể tiếp nhận thông tin để quyết định hành động?
A. Máy tính để bàn, mắt kính thông minh, công tắc điều khiển từ xa
B. Điện thoại thông minh, thẻ atm rút tiền, máy bán nước tự động
C. Tivi thông minh, nồi cơm điện tử, bút cảm ứng
D. Tủ lạnh thông minh, ổ cắm điều khiển từ xa, cục sạc điện thoại.
Trả lời: A
Câu 17: Những máy móc nào sau đây có bộ phận tương tự như bộ não con người để tiếp nhận và xử lí thông tin?
A. Quạt điều khiển từ xa, ti vi điều khiển bằng giọng nói, mắt kính
B. Đồng hồ thông minh, máy tính xách tay, đồ bào bút chì
C. Máy tính bảng, đèn cảm ứng chuyển động, máy tính bỏ túi
D. Chuông cửa thông minh, khóa cửa bằng vân tay, bút mực.
Trả lời: C
Câu 18: Đồ dùng nào sau đây không tiếp nhận thông tin để quyết định hành động?
A. Máy lạnh
B. Máy giặt
C. Nồi cơm điện
D. Kệ chén.
Trả lời: D
Câu 19: Loại máy tính nào dưới đây không phải là một loại máy tính thông dụng?
A. Máy tính bảng
B. Điện thoại thông minh
C. Máy tính để bàn
D. Máy tính bỏ túi.
Trả lời: D
Câu 20: Máy tính ở hình bên là loại máy tính thông dụng nào?
A. Máy tính bảng
B. Máy tính xách tay
C. Máy tính để bàn
D. Điện thoại thông minh.
Trả lời: A
Câu 21: Máy tính có bao nhiêu thành phần cơ bản?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Trả lời: B
Câu 22: Các thành phần cơ bản của máy tính gồm:
A. Thân máy, màn hình, chuột, loa
B. Màn hình, bàn phím, chuột, máy in
C. Bàn phím, màn hình, chuột, thân máy
D. Chuột, bàn phím, thân máy, loa.
Trả lời: C
Câu 23: Các bộ phận nào sau đây không là bộ phận chính của máy tính?
A. Màn hình, thân máy, bàn phím
B. Máy in, loa, máy quét
C. Thân máy, máy in, loa
D. Màn hình, bàn phím, chuột.
Trả lời: B
Câu 24: “Rất nhỏ gọn, có màn hình cảm ứng gắn liền trên thân máy” là đặc điểm của loại máy tính nào dưới đây?
A. Tivi thông minh
B. Điện thoại thông minh
C. Máy tính để bàn
D. Máy tính xách tay.
Trả lời: B
Câu 25: Đâu là đặc điểm của máy tính xách tay?
A. Nhỏ gọn, có màn hình cảm ứng gắn liền trên thân máy
B. Thân máy, màn hình, chuột, bàn phím tách biệt
C. Bàn phím và vùng cảm ứng chuột gắn liền với thân máy
D. Việc điều khiển được thực hiện bằng cách dùng ngón tay chạm vào màn hình.
Trả lời: C
Câu 26: “Thân máy, màn hình, chuột, bàn phím tách biệt, cắm điện cố định” là đặc điểm của loại máy tính nào dưới đây?
A. Máy tính bảng
B. Điện thoại thông minh
C. Máy tính để bàn
D. Máy tính xách tay.
Trả lời: C Câu 27: Thiết bị nào của máy tính dùng để quan sát công việc chúng ta làm?
A. Chuột
B. Màn hình
C. Bàn phím
D. Thân máy.
Trả lời: B
Câu 28: Chuột máy tính dùng để làm gì?
A. Quan sát công việc chúng ta làm
B. Soạn thảo các văn bản đơn giản
C. Điều khiển và làm việc với máy tính
D. Thực hiện tính toán.
Trả lời: C
Câu 29: Bộ phận nào sau đây được coi là “bộ não của máy tính” của máy tính?
A. Chuột.
B. Thân máy.
C. Màn hình.
D. Bàn phím.
Trả lời: B
Câu 30: Bộ phận nào sau đây tiếp nhận thông tin vào máy tính?
A. Màn hình và chuột
B. Bàn phím và chuột
C. Bàn phím và loa
D. Màn hình và loa.
Trả lời: B
Câu 31: Bộ phận nào sau đây là thiết bị ra của máy tính?
A. Màn hình và chuột.
B. Bàn phím và chuột.
C. Bàn phím và loa.
D. Màn hình và loa.
Trả lời: D
Câu 32: Bộ phận nào sau đây là vừa là thiết bị vào vừa là thiết bị ra của máy tính?
A. Màn hình cảm ứng
B. Bàn phím
C. Loa
D. Chuột.
Trả lời: A
Câu 33: Nút nguồn của máy tính để bàn nằm ở đâu?
A. Màn hình.
B. Bàn phím.
C. Thân máy.
D. Chuột.
Trả lời: C
Câu 34: Tắt máy tính đúng cách có tác dụng gì?
A. Bảo vệ sức khỏe người dùng.
B. Bảo vệ máy tính.
C. Bảo vệ màn hình.
D. Bảo vệ bàn phím.
Trả lời: B Câu 35: Phần mềm dùng để xem thông tin trên Internet gọi là gì?
A. Trình duyệt web.
B. Phần mềm máy tính.
C. Phần mềm nghe nhạc, xem phim.
D. Phần mềm luyện gõ bàn phím.
Trả lời: A Câu 36: Em không thể thực hiện công việc nào sau đây trên Internet?
A. Chơi game.
B. Xem phim hoạt hình. .
C. Học tiếng anh.
D. Quét nhà giúp mẹ.
Trả lời: D
Câu 37: Trên Internet, thông tin nào sau đây không phù hợp với em?
A. Trò chơi có tính bạo lực, nguy hiểm.
B. Thông tin về cuộc thi trực tuyến em tham gia.
C. Video bài tập thể dục dành cho học sinh tiểu học.
D. Phim tài liệu về lịch sử, văn hóa Việt Nam.
Trả lời: A
Câu 38: Chúng ta nên sắp xếp đồ vật như thế nào?
A. Sắp xếp tùy ý theo ý thích của mình
B. Phân loại đồ vật và sắp xếp theo danh mục hợp lí
C. Sắp xếp tất cả đồ vật mà không cần phân loại
D. Xếp các đồ vật ở các vị trí khác nhau.
Trả lời: B
Câu 39: Phương pháp nào thường được dùng để biểu diễn cách sắp xếp, phân loại?
A. Sơ đồ vị trí
B. Sơ đồ lắp đặt
C. Sơ đồ kết nối
D. Sơ đồ hình cây.
Trả lời: D Câu 40: Câu nào sau đây đúng khi nói về ổ đĩa?
A. Là nơi chứa các thư mục và tệp.
B. Là nơi chứa các thư mục con.
C. Là nơi chứa các phần mềm máy tính.
D. Là nơi chứa các tệp thông tin.
Trả lời: A
Câu 41: Câu nào sau đây đúng khi nói về thư mục?
A. Là nơi chứa các thư mục con và ổ đĩa.
B. Là nơi chứa các thư mục con và tệp.
C. Là nơi chứa các ổ đĩa của máy tính.
D. Là nơi chứa các tệp và ổ đĩa.
Trả lời: B
Câu 42: Tệp dùng để làm gì?
A. Lưu trữ thông tin trong máy tính.
B. Chứa các thư mục con.
C. Lưu các thư mục con và ổ đĩa.
D. Lưu trữ các phần mềm máy.
Trả lời: A
Câu 43: Khi em vẽ một bức tranh và lưu vào máy tính, tệp đó được gọi là tệp gì?
A. Tệp âm thanh.
B. Tệp hình ảnh.
C. Tệp văn bản.
D. Tệp thông tin.
Trả lời: B
Câu 44: Câu nào đúng khi nói về lợi ích của việc lưu trữ, sắp xếp thông tin trên máy tính theo cấu trúc cây thư mục?
A. Để máy tính có thể lưu trữ được nhiều thông tin hơn.
B. Để giúp cho việc tìm kiếm thông tin được dễ dàng hơn.
C. Để tạo được nhiều thư mục hơn.
D. Để máy tính dễ dàng nhận biết thông tin được lưu trữ.
Trả lời: B
Câu 46: Để xóa thư mục, em nháy chuột vào thư mục cần xóa, chọn thẻ Home và thực hiện thao tác nào sau đây?
A. Chọn nút lệnh Delete.
B. Chọn nút lệnh Rename.
C. Chọn nút lệnh New Folder.
D. Chọn nút lệnh Share.
Trả lời: A Câu 47: Để đổi tên thư mục, em nháy chuột vào thư mục cần đổi, chọn thẻ Home và thực hiện thao tác nào sau đây?
A. Chọn nút lệnh Delete.
B. Chọn nút lệnh Rename.
C. Chọn nút lệnh New Folder.
D. Chọn nút lệnh Share
Trả lời: B
CÂU HỎI MỨC 2: Câu 1: Hà và bố nghe dự báo thời tiết trên máy thu thanh. Theo dự báo, ngày mai trời sẽ có nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao nhất lên đến 35 độ C. Nếu em là Hà, em sẽ mang theo vật dụng gì khi đi ra ngoài vào ngày mai?
A. Ủng đi mưa
B. Áo đi mưa
C. Nón rộng vành
D. Ba lô.
Trả lời: C
Câu 2: Nam đi học về ngang qua dòng suối nhỏ thì nhìn thấy một em nhỏ đang chới với giữa dòng. Theo em, Nam nên đưa ra quyết định nào trong tình huống này?
A. Bơi ra giữa dòng để cứu em nhỏ ngay vì em sắp chết đuối
B. Hô to để gọi người lớn và tìm cành cây, dây để quăng cho em nhỏ
C. Chạy về nhà gọi ba mẹ hoặc người thân tới cứu em nhỏ
D. Cứ tiếp tục đi vì nếu xuống cứu Nam có thể bị chết đuối.
Trả lời: B
Câu 3: Ở nhà Ngân, bố Ngân có lắp đặt một bóng đèn cảm ứng chuyển động ở nhà vệ sinh. Khi Ngân mở cửa và bước vào, bóng đèn liền bật sáng. Thông tin mà bóng đèn tiếp nhận để bật sáng là gì?
A. Bộ đếm thời gian được thiết lập sẵn trong bóng đèn
B. Hành động bật đèn của Ngân trước khi đi vào phòng
C. Ngân ra lệnh “bật đèn” bằng giọng nói để bật đèn
D. Chuyển động của Ngân kích thích cảm biến của đèn
Trả lời: D Câu 4: Khi đi học về, thay đồng phục ra để giặt thì em nên làm theo cách nào sau đây để được gọn gàng và không tốn thời gian tìm khi cần giặt quần áo?
A. Để bất kì đâu trong nhà, khi nào giặt sẽ đi tìm
B. Để ở trên giường để dễ tìm hơn
C. Bỏ luôn vào máy giặt
D. Bỏ vào tủ quần áo vì tủ là nơi cất quần áo
Trả lời: C Câu 5: Quan sát cách sắp xếp tủ lạnh nhà bạn Ngọc theo sơ đồ bên cạnh, em có nhận xét gì về cách sắp xếp này?
A. Rất hợp lý, gọn gàng
B. Bạn sắp xếp như thế này sẽ dễ dàng tìm kiếm và bảo quản thức ăn.
C. Bạn Ngọc sắp xếp chưa hợp lý vì trái cây để ngăn đông, thịt, cá để ngăn dưới khó bảo quản và khó tìm kiếm.
D. Bạn Ngọc có thể để các đồ ở ngăn dưới lên ngăn đông.
Trả lời: C
Câu 6: Cho sơ đồ hình cây mô tả cách sắp xếp tủ lạnh của nhà bạn Ngọc. Theo em bạn Ngọc muốn tìm sữa chua sẽ thực hiện thế nào?
A. Đến tủ lạnh, mở ngăn đông, tìm sữa chua
B. Đến tủ lạnh, mở ngăn dưới, tìm sữa chua
C. Đến tủ lạnh, mở ngăn giữa, tìm sữa chua
D. Đến tủ lạnh, mở ngăn giữa, tìm sữa chua trong ngăn đựng phomai.
Trả lời: C
Câu7 : Cách nào sau đây là hợp lí nhất để tìm cuốn vở Toán trong cặp sách đã được em sắp xếp theo danh mục?
A. Tìm tất cả các ngăn trong cặp sách.
B. Mở bất kì một ngăn nào, nếu tìm không thấy tìm sang ngăn khác. .
C. Mở ngăn đựng sách và tìm vở bài tập Toán.
D. Mở ngăn đựng vở và tìm vở Toán.
Trả lời: D
CÂU HỎI MỨC 3: Câu 1: Em đang sử dụng máy tính, bỗng ngoài trời mưa to, sấm sét, em sẽ làm gì?
A. Vẫn tiếp tục sử dụng vì ở trong nhà là an toàn.
B. Tắt máy tính, nhờ người lớn rút dây nguồn ra khỏi ổ điện.
C. Vẫn để máy tính chạy nhưng ngừng sử dụng máy tính.
D. Ráng làm cho xong công việc rồi tắt máy tính.
Trả lời: B
Câu 2: Bạn Minh đã sắp xếp sách, vở, đồ dùng học tập theo sơ đồ hình cây (Hình 1). Mẹ mới mua thêm viết mực, theo em bạn nên sắp xếp vào đâu?
A. Sắp vào Ngăn chứa sách
B. Sắp vào Ngăn chứa vở
C. Sắp vào Ngăn chứa đồ dùng học tập
D. Sắp vào chỗ nào còn trống.
Trả lời: C
Câu 3: Bạn Minh đã sắp xếp sách, vở, đồ dùng học tập theo sơ đồ hình cây (Hình 1). Mẹ mới mua thêm sách Công nghệ, theo em bạn nên sắp xếp vào đâu?
A. Sắp vào Ngăn chứa sách
B. Sắp vào Ngăn chứa vở
C. Sắp vào Ngăn chứa đồ dùng học tập
D. Sắp vào chỗ nào còn trống.
Trả lời: A
Câu 6: Bạn Lan muốn tạo thư mục Học tập trong ổ đĩa D, bạn thực hiện thao tác nào đúng?
A. Bạn Lan mở ổ đĩa D, nhấn vào thẻ Home, chọn lệnh Rename, gõ tên Học tập.
B. Bạn Lan mở ổ đĩa D, nhấn vào thẻ Home, chọn lệnh New Folder, gõ tên Học tập.
C. Bạn Lan vào thẻ Home, mở ổ đĩa D, chọn lệnh Rename, gõ tên Học tập.
D. Bạn Lan nhấn vào thẻ Home, chọn lệnh New Folder, mở ổ đĩa D, gõ tên Học tập.
Trả lời: B
Câu 7: Bạn Lan muốn xóa thư mục Học tập trong ổ đĩa D, bạn thực hiện thao tác nào đúng?
A. Bạn Lan mở ổ đĩa D, nhấn vào thẻ Home, chọn lệnh Delete, nhấn OK.
B. Bạn Lan mở ổ đĩa D, nhấn vào thẻ Home, chọn lệnh thư mục Học tập, nhấn Delete
C. Bạn Lan mở ổ đĩa D, nhấn vào thẻ Home, chọn lệnh thư mục Học tập, nhấn Rename
D. Bạn Lan nhấn vào thẻ Delete, chọn thư mục Học tập.
Trả lời: B
Câu. 8: Bạn Lan muốn đổi tên thư mục Giải trí thành thư mục Âm nhạc ổ đĩa D, bạn thực hiện thao tác nào đúng?
A. Bạn Lan mở ổ đĩa D, nhấn vào thẻ Home, chọn lệnh Rename, gõ tên thư mục Giải trí.
B. Bạn Lan mở ổ đĩa D, nhấn vào thẻ Home, chọn lệnh Rename, gõ tên thư mục Âm nhạc.
C. Bạn Lan mở ổ đĩa D, nhấn vào thẻ Home, chọn lệnh Rename, xóa tên thư mục Giải trí gõ tên thư mục Âm nhạc.
D. Bạn Lan mở ổ đĩa D, nhấn vào thẻ Home, chọn lệnh New Folder, gõ tên thư mục Âm nhạc.
Trả lời: C